Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Phát hiện chủng mới nguy hiểm của vi khuẩn "ăn thịt sống"

Các chuyên gia vô cùng bất ngờ trước những biến thể mới của loại vi khuẩn "ăn thịt sống" này.

Mới đây, nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đã chỉ ra vi khuẩn "ăn thịt sống" đã phát triển và có biến thể mới vô cùng nguy hiểm. 

Đây cũng là lý do khiến cho những ca bệnh nhiễm trùng ở Anh, Canada, Nhật Bản, Pháp và Thụy Điển ngày một tăng lên.


Theo đó, nếu người bệnh bị nhiễm trùng da nhẹ có thể điều trị bằng kháng sinh. Nhưng với những trường hợp nặng, vi khuẩn có tên gọi là nhóm A Streptococcus (thường xuất hiện ở những bệnh nhân có phần cơ thể bị nhiễm trùng) sẽ xâm nhập sâu hơn vào cơ thể có thể gây ra nhiễm trùng máu, viêm phổi và hoại tử - ăn dần mô trên cơ thể người.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới đã phát hiện thấy nhóm vi khuẩn này đang phát triển và ngày một biến thể theo chiều hướng phức tạp. Để hiểu rõ hơn về vi khuẩn nhóm A Streptococcus (hay còn gọi là emm89), các bác sĩ thuộc trường Cao đẳng London đã sắp xếp lại trình tự bộ gene của vi khuẩn nhóm A Streptococcus lấy từ bệnh nhân.


Nhìn vào trình tự gene, họ thấy rằng, sự xuất hiện của một biến thể mới khiến cho emm89 ngày một trở nên lợi hại hơn. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được sự khác biệt trong phiên bản mới này khiến nó trở nên đáng sợ hơn: đó là nó tiết ra nhiều độc tố hơn và mất hoàn toàn phần vỏ bao bọc bên ngoài.

Nhà nghiên cứu Claire Turner chia sẻ: "Chúng tôi vô cùng bất ngờ khi phát hiện những điều này, bởi lẽ đây sẽ là cơ hội khiến cho loại vi khuẩn "ăn thịt sống" này dễ dàng thao túng khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Nếu không có lớp vỏ bọc, emm89 sẽ bám dính tốt hơn ở các bề mặt, gây khó khăn hơn trong việc điều trị bệnh".


May mắn là những biến thể mới này vẫn còn nhạy cảm với penicillin và một vài loại kháng sinh liên quan. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy tầm quan trọng trong việc thay đổi phác đồ điều trị để có thể khống chế được biến thể vi khuẩn nguy hiểm này. 

Sự thật là bệnh dịch do nhiễm trùng vi khuẩn đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của con người và động vật. Do đó, giới khoa học hi vọng có thể sớm tìm ra những biện pháp giúp dự đoán cũng như kiểm soát sự trỗi dậy của bệnh. Qua đó tìm ra phương thuốc chữa trị hiệu quả nhất.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí mBio.

Người vợ trẻ bị ung thư máu khi đang mang bầu 6 tháng khiến ai cũng xót xa

Mới lấy chồng chưa trọn năm, chị Nguyễn Thị Linh Huệ (SN 1993, quê Bình Phước) đang từng ngày chống chọi với căn bệnh ung thư máu với hy vọng giữ được đứa con 6 tháng đang mang trong bụng.

Cuộc sống khó để biết trước được ngày mai, đôi vợ chồng trẻ đang vui vẻ, hạnh phúc chờ đón đứa con đầu lòng thì gặp tình huống không ai mong đợi. Những ngày qua, anh Lê Hùng Minh Vương (SN 1991, chồng chị Huệ) không thể ngủ được, người hốc hác đi trước bệnh tình của vợ và lo lắng cho số phận của đứa con chuẩn bị chào đời.

Anh Vương tha thiết cầu khẩn: "Vợ tôi còn quá trẻ, con tôi thì chưa biết thế nào, nếu đưa hai mẹ con về lúc này thì quá đau lòng. Tôi không muốn bỏ cuộc vì hy vọng trên đời vẫn còn phép màu. Tôi mong những nhà hảo tâm dang tay giúp đỡ gia đình tôi trong lúc khó khăn này, tôi sẽ làm thuê, làm mướn cho những nhà hảo tâm để trả nợ...".

Anh Vương và chị Huệ đến với nhau khi cả hai còn tay trắng, nhờ cố gắng đi làm, dành dụm, chắt chiu nên hai vợ chồng trẻ có một số vốn mở quán ăn vặt ở quê nhà. Nói là quán nhưng tại đấy chỉ khiêm tốn đặt được ba chiếc bàn, bán một ngày được hơn 20 cây xiên que, thu nhập khoảng 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Từ khi chị Huệ mang thai, buổi chiều anh Vương bán quán, buổi sáng tranh thủ đi làm thuê để tăng thu nhập. Nhưng được vài tháng thì bất hạnh lại đổ ập lên gia đình anh chị khi phát hiện chị Huệ bị ung thư máu. Bao nhiêu hạnh phúc, động viên nhau phấn đấu giờ đây đều đổi lấy sự đau buồn. Vì lo cho chị Huệ, gia đình đã đi vào bế tắc nhưng anh Vương quyết tâm "còn nước còn tát".


Cô dâu Linh Huệ xinh đẹp với nụ cười hạnh phúc khiến ai cũng xót xa khi biết đến bệnh tình hiện giờ của chị.

Trò chuyện với chị Nguyễn Thị Linh Huệ, đang điều trị ung thư máu tại Bệnh viện Huyết học - Truyền máu (Q.1, TP. HCM), thỉnh thoảng chị lại ngừng lại thở dốc, mắt ngấn nước vì ngực nhói đau. Thế nhưng khi nói về đứa con trong bụng, chị Huệ lại mỉm cười: "Không lâu nữa thôi em sẽ nhìn thấy đứa con của mình, em nghĩ gương mặt nó sẽ giống ba, nhưng em mong rằng nó sẽ có làn da trắng giống mẹ, như ba nó thì đen lắm, con gái da ngăm đen sẽ không đẹp".


Cuộc sống hiện tại của chị Huệ gắn liền với thiết bị y tế, những bịch máu qua ngày vì chị bị xuất huyết dưới da. Cứ cách nửa tiếng là toàn thân chị lại nóng, nửa tiếng lại lạnh run người, nhưng vì con, chị Huệ luôn cố gắng để vượt qua.

Câu nói của Huệ làm những người đến thăm không khỏi xót xa, Huệ đâu biết rằng tính mạng của hai mẹ con đang được tính từng ngày, qua từng bịch máu truyền vào cơ thể. Được biết, khoảng nửa tháng trước Huệ sốt cao, đi tiêu ra máu. Sợ ảnh hưởng đến đứa con đang mang trong bụng nên Huệ nói chồng đưa đến bệnh viện khám bệnh. Tại một bệnh viện ở Bình Phước, bác sĩ chẩn đoán Huệ bị viêm phổi, sốt cao và thiếu máu cấp nên tiến hành truyền máu. Nhưng bác sĩ khuyên gia đình đến TP. HCM để làm xét nghiệm kỹ hơn. 

Khi anh Vương đưa chị Huệ xuống Bệnh viện Nhiệt Đới (Q.5, TP. HCM) thì chị vẫn nói chuyện, ăn uống bình thường nhưng tối đến, bệnh chuyển nặng, sốt cao, lỗ chân lông rỉ máu, vết bầm xuất hiện khắp nơi trên cơ thể. Các bác sĩ chẩn đoán chị Huệ có dấu hiệu của bệnh ác tính về máu, viêm phổi nặng. Sau đó đề nghị anh Vương chuyển vợ qua Bệnh viện Huyết học - Truyền máu để kịp thời có máu hỗ trợ vì chị Huệ thuộc nhóm máu O+ (một loại máu hiếm), tất cả người thân trong gia đình không ai có cùng nhóm máu với chị. Nhưng nếu có người hiến máu thì chi phí tách máu cũng bằng với mua máu nên gia đình không muốn phí máu của mọi người, bên cạnh đó gia đình vẫn muốn xin số điện thoại của những người có cùng nhóm máu để phòng khi bệnh viện hết máu truyền.


Nhìn nụ cười tươi tắn mong được gặp mặt con của Huệ, ai tới thăm cũng xót xa.

Ngày 13/7, chị Huệ được chuyển viện, tại Bệnh viện Huyết học - Truyền máu, các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm tủy và phát hiện Huệ bị bệnh ung thư máu, nhưng vì phát hiện quá muộn nên chỉ có thể cứu mẹ hoặc con, cứu mẹ thì phần trăm sống sót không cao, mà mổ lấy con thì đứa trẻ chỉ mới 6 tháng tuổi nên bác sĩ chọn phương pháp truyền máu cho mẹ thêm vài tuần để tiếp thêm sự sống cho đứa trẻ, chờ điều kiện tốt nhất sẽ tiến hành mổ.

"Về phần Huệ thì cả nhà ai cũng lo sợ, nhưng đều giấu cô ấy để Huệ không bị xuống tinh thần. Nhiều lần Huệ hỏi là cô ấy bệnh như vậy con có ảnh hưởng gì không, nướu răng, mắt, mũi đều ra máu, đau không ăn nổi nhưng vẫn ráng ăn vì sợ con bị đói. Nhưng cố lắm cũng chỉ được 2 muỗng cháo vì cứ nuốt cháo là ngực bị nhói lên. Nhiều lần tôi động viên Huệ, cô ấy nuốt cháo mà nước mắt trào ra vì đau"
, anh Vương xót xa.

Hiện tại, cứ cách nửa tiếng chị Huệ lại nóng, nửa tiếng sau lại lạnh run người, ngực luôn bị đau, thở hắt, đi tiêu, đi tiểu đều ra toàn máu tươi. Muốn duy trì sự sống cho chị Huệ, một ngày bệnh viện phải truyền 12 khối tiểu cầu, 350ml hồng cầu với chi phí lên đến 14 triệu đồng. Khi phát hiện bệnh tình của Huệ và điều trị, đến nay số tiền chạy chữa gần 100 triệu đồng. Gia đình anh Vương đã vay mượn khắp nơi từ bà con, hàng xóm, bạn bè, ngân hàng... nhưng hiện tại vẫn nợ bệnh viện khoảng 10 triệu đồng. Nhiều lúc quá bế tắc, gia đình bàn nhau đưa Huệ về, nhưng người chồng trẻ vẫn quyết tâm chờ một phép màu...


Anh Vương không ngờ gia đình anh lại xảy ra biến cố lớn đến như thế. Mới đầu năm anh và chị Huệ đã rất hạnh phúc khi làm đám cưới, anh vẫn không muốn bỏ cuộc trong lúc này.

Mọi sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm xin liên hệ:

Chị Nguyễn Thị Linh Huệ - STK 0107928160 ngân hàng Đông Á (Chi nhánh Sài Gòn)

Hoặc đến trực tiếp giường 2, phòng cách ly, khoa cấp cứu hồi sức bệnh viện  Huyết học - Truyền máu (201 Phạm Viết Chánh, P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP. HCM).

Liên hệ qua SĐT: 0989 915 293 (gặp anh Vương)

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015


Cư dân mạng tranh cãi nảy lửa vì clip "Em bé đánh bố"

Đoạn clip ngắn ghi lại cảnh ông bố nhẫn nhịn chịu "đòn" của cô con gái 3-4 tuổi đang được cư dân mạng chia sẻ chóng mặt, cũng như tạo một chủ đề tranh luận cực kỳ căng thẳng trên khắp các mạng xã hội.

Đêm hôm qua, cư dân mạng truyền tay nhau một đoạn clip ngắn, ghi lại cảnh một em bé đang... đánh bố tới tấp. Dù nội dung clip khá nhẹ nhàng, thế nhưng, nó cũng đủ để dấy lên những luồng quan điểm khác nhau của cư dân mạng, và trở thành chủ đề bàn tán, tranh cãi sôi nổi trên một trang fanpage nổi tiếng.

Trong clip này, có thể thấy người bố khoảng 25-35 tuổi đang bị cô con gái nhỏ trạc 3-4 tuổi... vừa doạ, vừa đánh tới tấp. Thay vì mắng hoặc có biện pháp bắt bé dừng lại, ông bố trong clip lại tỏ ra khá hiền và thậm chí còn vờ như đang rất sợ bé. Không gặp phải sự phản ứng gay gắt, cô bé trong clip lại càng thích thú và... nghiêm khắc hơn với ông bố, khi liên tục vừa đánh vừa nhắc: "Nhớ chưa, nhớ chưa!". Theo nội dung trong clip, lý do mà ông bố bị con gái nhỏ đánh là vì... dám đu tay lên nôi của em bé. 


Ngay sau khi clip này được đăng tải, đã có rất nhiều cư dân mạng tỏ ý bức xúc và đưa ra những ý kiến tiêu cực về cách dạy con của ông bố trong clip. Hầu hết đều cho rằng, ông bố đã quá chiều cô bé này, khiến bé trở nên rất hỗn, đánh mắng bố mà không biết sợ. Nhiều người còn lo ngại, việc ông bố này không phản ứng lại với bé sẽ làm bé nhờn và hư trong tương lai. Thậm chí, có người còn quả quyết, từ nhỏ gia đình không kiểm soát các hành vi bạo lực của bé sẽ khiến tính cách bé phát triển theo chiều hướng xấu.



Một trong số rất nhiều bình luận tiêu cực về hành động của em bé cũng như sự nuông chiều của ông bố trong clip.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng, đây chỉ là những phút giây hiếu động rất bình thường của trẻ nhỏ, và việc bố mẹ bé nhường nhịn như vậy cũng không có gì là sai, chưa kể đến lý do để bé gái đánh bố cũng rất... hợp lý, đó là không muốn bố đu vào nôi của em bé nhỏ. Có bạn thẳng thắn cho rằng, nhiều cư dân mạng đã chỉ trích một cách quá tiêu cực và khắt khe, thậm chí sự chỉ trích đã trở nên vô lý, khi nhiều người dùng các lời lẽ có phần áp đặt và thậm chí là quá đáng với một em bé mới 3-4 tuổi. 




Cư dân mạng tranh cãi vì đoạn clip em bé đánh bố.

"Chuyện gì cũng có 2 mặt, chỉ một đoạn clip không thể nói lên cách dạy con của cặp bố mẹ này ra sao. Tại sao có quá nhiều bạn cứ chưa gì đã chỉ trích người ta, rồi nói những lời kinh khủng như thế về em bé cơ chứ?". Thu Minh, một Facebook-er chia sẻ suy nghĩ của mình sau khi được hỏi về những bình luận của cư dân mạng.

"Dù em bé có hơi "đành hanh" với bố, nhưng "động cơ" lại rất đáng yêu và cũng không có gì là quá đáng quá cả. Mình nghĩ, hành động này của trẻ nhỏ là bình thường và không đến mức quá kinh khủng như cư dân mạng đang thổi phồng lên đâu". Hà Phương, một Facebook-er khác cũng thẳng thắn cho biết. 

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Giày Fatino

✪ Giày lại về rất nhiều các mem ơi. 
Shop fix nhẹ cho các mem nhé. Nike Zero ---> 350k
Nkie Air Max 90 ---> 330k, Converse ---> 180k. Nhanh tay ring cho mình một đôi nhé các mem.
✔ Địa chỉ: FATINO , 310 TRƯƠNG ĐỊNH , HOÀNG MAI , HN .
☏ Đặt hàng: Call , zalo, viber 0963 934 222 .
✔ Giao hàng toàn quốc .






Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Phẫn nộ con trai sát hại mẹ ruột để che giấu hành vi trộm bê

Sau khi dắt một con bê của hàng xóm về nhốt trong chuồng nhà mình, sợ người mẹ ruột sẽ trình báo hành vi ăn trộm của mình nên Khánh đã ra tay sát hại bà.

Thông tin từ Công an huyện Nghi Lộc, Nghệ An cho biết, đơn vị đã bắt tạm giam đối tượng Vương Đình Khánh (SN 1994, trú tại xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc) để điều tra làm rõ tội danh “Giết người”. Nạn nhân của Khánh không ai khác chính là người mẹ ruột Nguyễn Thị Vân (SN 1967).

Trước đó vào ngày 13/7, người thân gia đình bà Vân nhận được thông tin bà đột ngột qua đời. Ngay sau đó, người thân trong gia đình đến để làm thủ tục mai táng cho người xấu số.

Tuy nhiên, lúc tắm rửa cho bà, mọi người phát hiện một vết siết ở cổ nạn nhân, nghi ngờ cái chết của bà Vân có nhiều khuất tất nên người thân đã trình báo sự việc lên cơ quan điều tra. Tại thời điểm bà Vân tử vong trong nhà chỉ có 1 mình người con trai là Vương Đình Khánh.


Hiện trường xảy ra vụ việc.

Lập tức Khánh được mời lên cơ quan để điều tra. Tại đây Khánh đã thừa nhận mình chính là hung thủ đã sát hại mẹ đẻ. Khánh khai đã dùng dây siết cổ bà Vân đến chết.

Theo tìm hiểu được biết, trước đó Khánh có dắt một con bê của hàng xóm về nhốt trong chuồng nhà mình. Sợ mẹ sẽ trình báo sự việc mình ăn trộm bê nên Khánh dọa sẽ giết chết bà Vân nếu dám nói ra sự việc. Sau đó, bà Vân được phát hiện đã tử vong.

Những người dân sống gần nhà bà Vân cho biết, Khánh suốt ngày ăn chơi lêu lổng thường xuyên đánh đập mẹ mình. Nhưng mọi người không thể ngờ “nghịch tử” này lại có thể ra tay sát hại ngay cả chính người mẹ đẻ của mình.

“Mẹ hết cách rồi, về thôi con ơi”

Tiếng con bé nghẹn lại, lạc cả đi: “Xin mẹ cho con ở lại viện để được tiếp tục sống” khiến người mẹ nghèo lại càng nức nở. Đôi chân chị không còn trụ vững được nữa nên đổ quỵ xuống hành lang bệnh viện, đau đớn nhìn con như có trăm nghìn mũi dao đâm.

“Trong khoa Thận Khớp của chúng tôi có đến gần 200 bệnh nhân khó khăn, nhưng hoàn cảnh của cô bé Thắm thực sự khiến chúng tôi ái ngại và thương xót hơn cả. Bản thân em không có bảo hiểm y tế, lại thường xuyên truyền albumin với chi phí cao mà gia đình lại không đáp ứng được. Mẹ của em đã hơn 1 lần xin cho con ra viện nhưng cô bé tham sống và khát sống lắm nên cứ van nài được ở lại chữa trị. Nhìn cảnh tượng này, quả thật chúng tôi đau lòng quá”. Đó là những lời tâm sự của BS. Phạm Quốc Cường – trưởng khoa Thận Khớp, bệnh viện 198 trong buổi chiều muộn khi đã kết thúc ca làm về hoàn cảnh đáng thương của cô bé Phùng Thị Thắm mà tôi cứ nhớ mãi.


Cô bé Thắm đáng thương tại bệnh viện 198.

Căn bệnh tàn phá cơ thể khiến mái tóc của em chỗ có, chỗ không.

Đôi bàn tay nhăn nheo, thô kệch.

Nhận ra em và gặp em quả thật không khó bởi gần như lúc nào cô bé cũng ngồi thu lu một mình ngoài hành lang bệnh viện với hai hàng nước mắt ròng ròng. Gương mặt nhìn thoáng có phần bầu bĩnh, đáng yêu nhưng đến gần mới biết là do em bị phù nề khiến những mảng da cũng sần sùi, sậm màu hết cả. Đôi bàn tay khẳng khiu, rặt những xương với những vết như sẹo khiến cho em càng trở nên đáng tội. Em bật khóc: “Mẹ nghèo không có tiền cho em chữa bệnh nên xin về nhà, nhưng về rồi là em sẽ chết chị ạ. Em chưa muốn chết đâu, em muốn được tiếp tục sống nữa chị ơi”.


Em bật khóc nức nở cầu xin được ở lại chữa bệnh.

Căn bệnh đang ở giai đoạn nguy hiểm khi tàn phá cơ thể của em ghê gớm.

Chưa biết an ủi em ra sao thì mẹ của em, người phụ nữ dân tộc Mường tất tả chạy vào, đôi mắt cũng ướt nhẹp, đỏ hoe hết cả: “Mẹ đang hỏi vay tiền rồi, nếu có thì ngày mai mẹ sẽ mua thuốc cho con truyền luôn. Mẹ xin con đừng khóc nữa”. Nói rồi, tôi còn nghe rõ cả tiếng nấc với đôi môi bặm sâu run run như sợ hãi của chị. Có thể là chị chỉ nói vậy để làm an lòng con gái, nhưng con bé nó hi vọng rồi, chị biết làm sao khi tiền không vay được?.

Chị kể cuộc đời mình cũng lận đận, người chồng hiện tại cũng cùng cảnh rổ rá cạp lại để nương tựa nhau nuôi dạy các con chung, riêng. Xuất thân ở vùng núi Thanh Sơn, Phú Thọ, sau khi chia tay người chồng đầu tiên, chị phải dắt díu 2 con lên Hà Nội kiếm sống bởi ở quê khổ quá. Thấm thoắt cũng đã mười mấy năm, mẹ con chị mang tiếng sống ở đất thủ đô nhưng chỉ đủ bữa rau, bữa cháo qua ngày trong căn nhà thuê bởi thu nhập tất cả chỉ trông vào hàng nước nhỏ.


Em đau đớn khi nghĩ đến cảnh mình phải chết vì mẹ không có tiền chữa bệnh.

Mẹ của em cũng không biết làm cách nào để cứu mạng sống con gái.

Con gái chị, em Phùng Thị Thắm năm lên 10 tuổi đã phát hiện căn bệnh Lupus ban đỏ phải cấp cứu và điều trị trong bệnh viện Bạch Mai. Lần đi viện ấy, chị cũng rơi vào cảnh sống dở, chết dở bởi: “Chị không có đồng nào trong túi, con thì nguy kịch. Nghĩ lúc đó bế tắc còn nghĩ quẩn hay mẹ con ôm nhau chết hết cho đỡ khổ em ạ”. Vậy mà ông trời còn thương cho em qua được, sống tiếp 16 năm nay với việc cầm cự đơn thuốc bệnh viện cho.



Em là bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt trong khoa Thận khớp nên các bác sĩ rất quan tâm.

Lần này thì em quỵ thật bởi: “Cô bé vào viện trong thể trạng suy kiệt, toàn thân phù nề, đi tiểu ít, đầy bụng khó tiêu. Lượng Albumin máu xuống quá thấp chỉ có 12, so với người bình thường phải ở ngưỡng từ 35 đến 50. Em bị thiếu máu quá nhiều nên phải truyền Albumin kết hợp với nhiều loại thuốc khác với chi phí trung bình 1 triệu/ ngày. Với những ngày qua do bệnh nhân trong tình trạng hết sức nguy kịch nên phải truyền đến 2 chai Albumin nên chi phí tăng lên gấp đôi là 2 triệu/ ngày. Số tiền này gia đình em hoàn toàn phải chi trả toàn bộ, nhưng đến thời điểm này là gia đình đã kiệt quệ lắm rồi nên buộc phải xin cho em về nhà để chấp nhận cái chết” – Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Trang, Phó trưởng khoa Thận Khớp cho biết về bệnh tình của Thắm.


Hàng ngày ngồi ở hành lang bệnh viện...

Em mong chờ điều kì diệu đến với mình để không phải chết.

Theo bác sĩ Trang nếu để cô bé về là cái chết nắm chắc chắn trong tay trong khi tuổi đời của em còn quá trẻ, nếu cố qua được đợt điều trị nặng này bệnh nhân có thể ổn định, sau đó sẽ tiếp tục điều trị duy trì theo phác đồ với chi phí thấp hơn rất nhiều. Vì thế mà về phía khoa, các bác sĩ tha thiết mong muốn các đơn vị, cá nhân hỗ trợ cho em để cô bé có thêm một cơ hội sống.

Quay trở lại với cô bé Thắm, cho đến khi kết thúc câu chuyện với các bác sĩ, em vẫn ngồi đó, trân trân nhìn tôi như đang bắt đầu reo hi vọng. Sáng ngày mai em lại phải truyền thuốc rồi mà mẹ thì vẫn chưa biết vay tiền được của ai… Bất chợt, em lại khóc với sự van xin khiến tôi cũng chết lặng: “Cầu xin các chị cứu em, cho em được tiếp tục sống”. Thương em quá Thắm ơi, nghĩ đến ngày mai của em tôi cũng sợ nhưng sẽ không phải là kết thúc khi cả tôi, em và các bác sĩ còn tràn ngập niềm tin vào tình người, sự yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau của những trái tim ấm áp.

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Từ vụ thảm sát ở Bình Phước: Làm sao để chia tay trong an toàn?


Trước thông tin nghi phạm Nguyễn Hải Dương giết 6 người trong gia đình ở Bình Phước vì hận tình, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu vừa có những lời khuyên bổ ích cho giới trẻ khi yêu.

Một tuần vừa qua, tin tức về vụ thảm sát ở Bình Phước đã gây rúng động dư luận, nhiều người bàng hoàng hơn khi nghi phạm của vụ án là hai thanh niên có tuổi đời còn rất trẻ.
Trong đó, chi tiết nghi phạm Nguyễn Hải Dương khai đã giết 6 người tronggia đình người yêu vì hận tình khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Nghi phạm Nguyễn Hải Dương sát hại 6 người trong gia đình người yêu vì hận tình gây ngỡ ngàng.

Trước sự việc vẫn đang nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận, Tiến sĩ (TS) Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu – giảng viên Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh vừa chia sẻ trên trang cá nhân một số lời khuyên cho các bạn trẻ khi yêu nhau cũng cần phải học cách chia tay.
Dưới đây là toàn bộ lời khuyên của TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu:
   Từ vụ thảm sát ở Bình Phước: Làm sao để chia tay trong an toàn? - Ảnh 2

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu vừa đưa ra lời khuyên cho các bạn trẻ khi yêu nhau.

“BÂY GIỜ YÊU CŨNG CẦN PHẢI HỌC CÁCH CHIA TAY...
Người ta nói, tình yêu như sợi dây thun được kéo căng ra để hai người giữ hai đầu, nhưng nếu một người buông sẽ làm đau và tổn thương người còn lại. Bản chất của tình cảm là một loại động lực, đến khi bị từ chối sẽ quay ra thành phản lực. Từ đó họ biến tình yêu thành lòng thù hận.
Bởi thế, biết cách chia tay trong êm đẹp cũng là cách để giữ an toàn tính mạng cho mình và chính gia đình mình.
Làm sao để chia tay trong an toàn, hạn chế thấp nhất khả năng làm nảy sinh lòng thù hận?
1. KHÔNG NÊN QUYẾT ĐỊNH CHIA TAY QUÁ ĐỘT NGỘT
Hãy có bước đệm để cả hai chuẩn bị tâm lý thích nghi dần với nỗi đau này. Nếu đối phương nài nỉ, nên giải thích rõ lý do rồi hẹn "tạm chia tay" để hai bên có thêm thời gian suy nghĩ kĩ, sau đó tìm cách khéo léo buông bỏ dần dần.
2. KHÔNG XÚC PHẠM NHAU
Một câu nói xúc phạm (của bạn hoặc của cha mẹ bạn đối với anh ta) cũng thổi bùng cơn giận trong lòng họ (dù họ xứng đáng với lời xúc phạm đó đi chăng nữa). Một bà mẹ đã đuổi anh chàng ra khỏi nhà và rất có thể đó là một phần lý do anh ta quay lại với nhiều nhát dao sát hại. Một que diêm có thể đốt cháy cả khu rừng, một lời xúc phạm sẽ đốt cháy nhiều thứ hơn ta tưởng. Hãy cố gắng dùng những lời lẽ kiềm chế nhất.
3. KHÔNG PHỦ NHẬN SẠCH TRƠN QUÁ KHỨ
Không nên bảo "Quen anh tôi chẳng được gì!" hay "Thằng đào mỏ!", "Xem như mấy năm qua chưa hề tồn tại đi!", "Tôi không còn yêu anh nữa!"... Những câu ấy là con dao hai lưỡi, cứa vào tim anh ta và có thể sẽ quay ngược đâm lại chính mình.
4. KHÔNG NÊN KHÊU KHÍCH CƠN GHEN TỨC
Khi mới chia tay, hạn chế thấp nhất khả năng anh ta biết mình có người yêu mới (dù điều này chẳng có gì sai cả). Hạn chế thể hiện tình cảm với người yêu mới ở những nơi mà anh ta dễ dàng nhìn thấy. Đó một phần cũng là lịch sự, cũng là tự bảo vệ mình.
5. KHÔNG PHŨ PHÀNG ĐỂ HỌ CÓ CẢM GIÁC BỊ BỎ RƠI
Hết tình thì còn nghĩa. Thỉnh thoảng nên gọi điện thoại thăm hỏi tình hình của đối phương (nếu họ không phản đối) để anh ấy không có cảm giác bị bạn bỏ rơi. Một cuộc gọi sẽ an ủi và hoá giải được nhiều cảm xúc của anh ấy hơn bạn tưởng. Tuy nhiên, chỉ quan tâm vừa phải để họ không hiểu lầm rằng ta muốn quay lại và nuôi hy vọng.
Ngoài ra, hãy nhờ người thân, bạn bè, những người xung quanh anh ấy chăm sóc an ủi động viên, để anh ấy nhận ra rằng còn rất nhiều người khác quan tâm mình.
Nói chung, bạn gái cần tùy người, tùy hoàn cảnh mà linh hoạt để nghĩ cách chia tay khéo léo nhất. Vì những vụ gần đây cho thấy bạn gái thường là đối tượng phải hứng chịu hậu quả nặng nề.
Còn các chàng trai cũng cần phải nhớ: Cuộc đời là một con đường không bằng phẳng, không phải tình cảm lúc nào cũng như ý của mình. Nếu mảnh ghép đó không khớp với mình, thay vì trả thù bằng những đòn hèn hạ thì hãy dũng cảm chấp nhận sự thật, đó mới là bản lĩnh đàn ông!
Ngoài ra, trên đời này không phải chỉ có một người để yêu. Người ta thường phải nhầm lẫn vài lần trước khi tìm ra được một nửa thật sự của mình. Đừng vì cơn ghen hay lòng thù hận mà đốt cháy người khác và thiêu cháy cả cuộc đời mình.
Thế nên: Yêu cũng cần phải học cách chia tay”.
Những lời chia sẻ của TS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu đã nhanh chóng nhận được rất nhiều lượt chia sẻ và bình luận của cộng đồng mạng.
Nickname Ngân M. bình luận: “Em chưa có người yêu. Nhưng bài học này vô cùng quý giá ạ. Em cảm ơn thầy ạ”.
Lieu T. thì gật gù: “Đúng là yêu cũng cần phải học cách chia tay”.
Hiện những lời chia sẻ của thầy Khắc Hiếu vẫn đang được cộng đồng mạng chia sẻ.

Trung Quốc: Số phận tủi cực của những phụ nữ làm nghề "bình sữa di động" cho đại gia

Công việc hàng ngày của các nhũ mẫu là vắt sữa của mình để bán cho khách hàng, trong đó có cả các bệnh nhân mới phẫu thuật, các đại gia và trẻ nhỏ...

Hà Mai (25 tuổi) mới sinh con được 2 tháng. Chồng cô làm bảo vệ cho một xưởng sản xuất, thu nhập mỗi tháng chỉ có 2.000 tệ (khoảng 7 triệu VNĐ). Hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả trong khi đó chi tiêu trong gia đình lại chỉ dựa vào nguồn thu nhập eo hẹp của chồng, bởi vậy, người mẹ trẻ đã quyết định dấn thân vào con đường làm nhũ mẫu cho các đại gia.


Nhiều phụ nữ dấn thân vào con đường làm nghề nhũ mẫu để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Ảnh minh họa.

Sau nhiều lần nhờ trung gian giới thiệu, Hà Mai được nhận vào làm cho một hộ gia đình giàu có ở Phúc Điền với mức lương 8.500 tệ/tháng (khoảng 30 triệu đồng), được bao ăn bao ở, có thưởng định kỳ và nghỉ lễ tết đầy đủ.

Lâm Quân, một nhân viên làm việc trong công ty môi giới, cho biết mỗi khi giới thiệu thành công một nhũ mẫu, công ty của anh ta sẽ nhận được 8.000 tệ (khoảng 28 triệu đồng) tiền hoa hồng, trong đó, khách hàng phải trả 6.000 tệ (khoảng 21 triệu VNĐ) còn nhũ mẫu phải trích 2.000 tệ (khoảng 7 triệu đồng) lương tháng đầu.

"Nếu có nhu cầu, người chủ có thể uống sữa trực tiếp từ bầu sữa của vú nuôi, chỉ cần ra một cái giá cao thì các nhũ mẫu sẽ không có ý kiến gì hết", Lâm Quân chia sẻ.

Trên thực tế, hiện nay, rất nhiều phụ nữ Trung Quốc sẵn sàng làm nhũ mẫu chuyên phục vụ cho những người trưởng thành vừa phải trải qua phẫu thuật, hoặc các đại gia thích cảm giác lạ miệng. Theo tìm hiểu, mức lương trung bình mà các nhũ mẫu thường nhận được mỗi tháng sẽ dao động từ 8.000 - 12.000 tệ (từ 28 triệu đến 42 triệu đồng). 

Khác với nhũ mẫu dành cho trẻ em, giới siêu giàu Trung Quốc thường bao trọn gói các nhũ mẫu trẻ đẹp dù mức giá để thuê những người này luôn ở mức 40.000 tệ/1 tháng (khoảng 142 triệu VNĐ). Công việc của các nhũ mẫu này không chỉ đơn thuần là cho các đại gia uống sữa trực tiếp mà còn phải chiều theo mọi ý muốn quái đản của chủ nhân. Thậm chí, nhiều đại gia còn tổ chức sinh nhật bằng cách chiêu đãi bạn bè những "bình sữa di động". 

Các đối tượng bán sữa phần lớn là những cô gái có thu nhập thấp, cuộc sống khó khăn và không có công việc ổn định. Bên cạnh đó là một bộ phận những cô gái, phụ nữ có nhan sắc nhưng không muốn làm việc nặng. Họ lợi dụng "vốn trời cho" để kiếm sống và họ thường nghĩ chỉ cần đi làm vài ba tháng để tích lũy vốn làm ăn sau này.

Đứng trước thực trạng này, cơ quan chức năng cho biết sữa người không phải là loại hàng hóa thực phẩm thông thường, không thể đem ra kinh doanh. Tuy nhiên, nghề nhũ mẫu cho các đại gia vẫn âm thầm diễn ra. Vào năm 2014, cơ quan chức năng Trung Quốc đã triệt phá thành công 1 đường dây môi giới nhũ mẫu cho giới đại gia nước này.

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

RÚNG ĐỘNG VỤ BA BÉ TRAI TẤN CÔNG TÌNH DỤC 23 BẠN HỌC CÙNG LỚP

Cảnh sát đang tiến hành điều tra vụ ba bé trai 7 tuổi được cho là đã tấn công tình dục 23 người bạn học cùng lớp tại thị trấn Longling (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).

Sở giáo dục thành phố Baoshan cho biết đã đưa 23 bé này đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe. Trong nhóm nạn nhân này gồm có 13 bé trai và 10 bé gái.
Kết quả kiểm tra chỉ ra, âm hộ của 4 bé gái bị sưng tấy và có bé gái được đưa đi kiểm tra màn trinh. Liên đoàn phụ nữ tỉnh cho hay, họ sẽ theo sát diễn biến của vụ việc.
 
[IMG]
 
Phòng học nơi nhiều bé khẳng định đã bị "tấn công tình dục"
Toàn bộ 26 học sinh có liên quan đến vụ tấn công này đều chưa đến 7 tuổi và tuy nhiên bản chất của vụ việc có phải là sự tấn công tình dục hay không vẫn đang được xác nhận.
Một trong những nạn nhân nhỏ tuổi Tongtong kể lại, em bị ba bạn nam đó dụ vào trong lớp học. Rồi bị các bạn dùng ngón tay, cành cây đâm vào "nơi riêng tư" nhiều lần. Tình hình này xảy ra từ giữa tháng 5 đến tháng 6 vừa qua.
Cô bé hoang mang: “Bạn tên Longtong thì giữ cánh tay cháu, bạn Tiantina thì tấn công cháu còn bạn Qiangqiang thì giữ chặt lưng để cháu không chạy được”.
Hai trong 3 bé trai là nghi phạm nhí đều giữ chức cán bộ trong lớp học. Bố của Tongtong đã phát hiện dấu vết lạ trên người con gái mặc dù cô bé vô cùng xấu hổ và không muốn chia sẻ chuyện này với ai.
Một nạn nhân khác tên Weiwei cho hay cũng từng bị “tấn công” nhiều lần trước khi bước vào lớp học thêm buổi tối Chủ nhật.
Nhiều học sinh chia sẻ, họ bị tấn công trong phòng học rộng đóng kín cửa rộng 30m vuông, phòng này nằm ở tầng trệt của trường, trong khi phòng của giáo viên nằm ở lầu 3.
Các nạn nhân thành thật chia sẻ, trong lúc bị tấn công, họ không hề nhìn thấy bất kỳ giáo viên hay người lớn nào đi qua để cầu cứu, thậm chí khi bị “lạm dụng” tại căn tin thì cũng không gặp ai.
Peng Xiaohui đến từ Trường Đại học Sư phạm Trung quốc nói rằng hành động của 3 cậu bé chỉ là sự tò mò và hoàn toàn không phải là “tấn công tình dục”.
Tuy nhiên, theo luật pháp quy định bố mẹ của ba đứa trẻ này rất có thể phải trả tiền bồi thường cho các nạn nhân.

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

NHỮNG HÌNH ẢNH HÀNH HẠ CHÓ DÃ MAN GÂY SỐC CỦA BẠN TRẺ

Hình ảnh chú chó bị trói chân, bịt mõm trước khi bị giết được đăng tải khiến dân mạng xôn xao.

Mới đây, trên trang cá nhân có tên T.L đăng tải hình ảnh chú chó bị trói chân và bịt mõm với dòng chia sẻ "Chị xin lỗi em. Chị hứa sẽ ăn em thật ngon" nhận được nhiều phản ứng bất bình từ cộng đồng mạng.
[IMG]
Hình ảnh cô gái chia sẻ gây xôn xao dân mạng

Sau khi bị dân mạng chỉ trích dữ dội vì sự vô cảm và hành động ngược đãi động vật này, chủ nhân facebook này đã nhanh chóng gửi lời xin lỗi với dòng chia sẻ: “Xin lỗi tất cả mọi người vì em đã có hành động và lời nói thiếu chuẩn mực, sự việc lần này chỉ là vô tình không phải cố ý, bức ảnh đó em chụp và đăng lên mà không nghĩ được sâu xa, lúc đó em đã không ngờ đến sự việc lại như này. Em cún này là do gia đình em nuôi, và ngày 1/7 là sinh nhật em, vậy nên mới có chuyện này xảy ra, lỗi của em là đã chụp lại và có lời nói hơi phản cảm, xin mọi người và cư dân mạng bỏ qua cho em, em xin chân thành cảm ơn”.
Đọc những dòng xin lỗi và giải thích lý do hồn nhiên của cô gái càng khiến cư dân mạng bức xúc.
Admin Hội những người yêu chó tại Hà Nội bình luận: "Khi xem được bức ảnh này tất cả mọi người trong nhóm nói riêng và các bạn yêu chó nói chung đều rất bức xúc. Đối với chúng tôi, các em cún như một người bạn trong gia đình. Chúng tôi chăm sóc và bảo vệ nó đến đánh có khi còn rất hạn chế. Vậy mà bạn không những đã ăn thịt chó mà còn post status sẽ “hứa ăn em thật ngon miệng”, bạn bảo ở quê bạn chuyện này là bình thường nhưng đối với cộng đồng mạng và những người đang kêu gọi không ăn thịt chó là một sự đả kích rất lớn. Chó ta hay chó tây đều được chúng tôi yêu quí như nhau. Chúng tôi còn cố gắng để bảo vệ chúng mà bạn lại xử sự như vậy. Dù sao bạn cũng đã đăng lời xin lỗi, qua đây chỉ mong bạn rút ra được bài học cho chính bản thân mình. Đừng có cái gì cũng nghĩ là hay ho mà post lên facebook. Hãy đừng ăn thịt các em cún nữa. Chúng là những người bạn của gia đình hãy đừng giết hại chúng dã man như vậy !!!"
Nick name Ed Gỗ chia sẻ: "Ăn thịt động vật đã là cái nghiệp mà người phàm chúng ta không thể tránh được. Nhưng ăn thịt chính con vật hàng ngày gần gũi, thân thiết với mình và lại còn đăng lên mạng xã hội với những lời lẽ vô cảm thì đó là một cái tội".
Quảng cáo

Một bạn khác bình luận: "Sinh nhật mà chấp nhận giết con chó của mình nuôi để mua vui. Bạn càng nói càng thấy không chấp nhận được… Chó đã được nuôi dưỡng không phải để làm thức ăn cho con người. Lợn, bò, gà… được nuôi dưỡng trong các trang trại để cung cấp thức ăn cho con người… Những người già, cô đơn, khuyết tật coi chó là người bạn thông minh, thậm chí chó còn cứu giúp con người khi xảy ra tai nạn, động đất…".

Trước đó, hàng ngàn cư dân mạng đã tỏ ra hết sức phẫn nộ và lên án những hình ảnh ngược đãi chó dã man dưới đây:
[IMG]
Chú chó bị chủ nhẫn tâm kéo lê trên đường đến chết

[IMG]

[IMG]

[IMG]
Nhóm thanh niên ở Trung Quốc vô cùng ghê rợn khi treo cổ những chú chó

[IMG]
Bức ảnh bé gái khóc bên chú chó bị giết khiến dân mạng xúc động

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

"Mẹ ơi, khi nào con mới khỏi bệnh để quay lại trường?"

Đối với một người mẹ, khi thấy con mình được khỏe mạnh, thoải mái vui đùa thì không còn gì hạnh phúc bằng. Nhưng hạnh phúc giản đơn đó không thể đến với chị Nguyễn Thị Sửu (39 tuổi, quê huyện Sơn Bình, tỉnh Quảng Ngãi) vì đứa con đáng thương của chị đang ngày ngày phải chịu đau đớn vì bệnh tật.

Như bao đứa trẻ khác, bé Huỳnh Minh Hải (SN 2006, con út chị Sửu) khi sinh ra cũng kháu khỉnh, đáng yêu, ai nhìn cũng muốn ẵm bồng. Thế nhưng khi Hải lên 3 tuổi thì trên người bé nổi đầy những mụn nước, sau đó da vỡ ra như bỏng nước sôi. Lúc đó, chị Sửu cứ ngỡ con mình bị côn trùng đốt nên chỉ bôi thuốc cho qua, dần dần mụn nước nổi nhiều hơn, kèm theo triệu chứng sốt cao, ngứa khắp người, chị Sửu càng hoảng hốt hơn khi da con bong ra từng mảng.
Đưa bé xuống bệnh viện Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), chị mới biết con mình bị bệnh ly thượng bì bóng nước. Một căn bệnh mà khi ai mắc phải sẽ gặp triệu chứng sốt cao, kèm theo mụn nước nổi khắp người. Một thời gian ngắn, những mụn nước này vỡ ra bật máu, nhẹ thì đau nhức, nặng thì làm mủ, nếu không chăm sóc  kỹ người bệnh có thể bị nhiễm trùng máu tử vong. Nhưng hiện nay khoa học không thể chữa khỏi hẳn mà chỉ sơ cứu khi bệnh tái phát.


Tuy bị bệnh nhưng Hải rất ham học, nằm ở bệnh viện, bé thường xin mẹ mua sách báo để đọc và hỏi ngây ngô: "Mẹ ơi, khi nào con mới khỏi bệnh để quay lại trường?".

Lúc trước, chị Sửu làm công nhân, anh Huỳnh Minh Sang (43 tuổi) làm việc trên tàu đánh bắt cá, đi biển cả tháng trời chỉ nhận được 5 triệu đồng tiền công. Khi biển động, hay tàu trở về không có cá, đồng nghĩa với việc tháng đó anh Sang không có lương và phải nuôi hy vọng ở những chuyến tàu sau. Nhà có 3 đứa con, cô con gái lớn 19 tuổi cũng làm đủ nghề chỉ kiếm được khoảng 2 triệu mỗi tháng, đứa con giữa đang còn đi học, nên từ khi bé Hải phát bệnh mọi khó khăn cứ đổ dồn về chị Sửu.

Thế nhưng, làm cha mẹ không ai nỡ bỏ con mình, nhất là khi nghe bác sĩ nói phải giữ bé thật kỹ nếu không sẽ bị nhiễm trùng máu, lúc đó Hải khó sống nổi. Chị Sửu bỏ hết mọi công việc để bên cạnh con nhiều hơn, kịp thời sơ cứu khi các mụn nước tróc, vỡ. Hải vốn hiếu động nhưng giờ bé phải ngồi nhìn đám bạn trong xóm chơi đùa với ánh mắt thèm thuồng. 

Thế rồi, Hải đến tuổi đi học, bằng nghị lực của người mẹ, chị Sửu may cho con vài cái nón nỉ để che những mụn nước cho con khỏi mặc cảm, rồi cõng con đến trường. Chị Sửu ngậm ngùi: “Tôi thường làm nón che thấp đầu cho nó đội, thì bạn bè mới dám chơi chung, nhưng cùng học mà không ai dám ngồi cạnh cháu vì sợ lây bệnh. Tôi rất biết ơn cô giáo của cháu, cô không xa lánh, ngược lại còn giúp Hải học hành, giúp cháu có bạn. Thế nhưng Hải đến bệnh viện còn nhiều hơn ở nhà thì làm sao để tiếp tục đi học…”

Từ khi Hải mắc bệnh đến giờ, chị Sửu mang con đi khắp nơi từ Quy Nhơn, Đà Nẵng, đến các bệnh viện ở TP HCM hy vọng may mắn sẽ đến với con mình. Đồ đạc trong nhà cứ thế ra đi, cả cái sổ đỏ cũng phải cầm cố, ở đâu vay mượn được chị đều mượn, đến nỗi bây giờ thấy chị là người ta đóng cửa nhà lại, số tiền nợ đã lên đến hơn 100 triệu. Thế nhưng 5 năm qua, Hải chỉ nhận được những vết sẹo ngày càng dày hơn, da em sạm đi và những mụn nước khác kéo đến. Nhiều khi bất lực, chị Sửu muốn buông xuôi mặc số phận nhưng nhìn con, chị không nỡ, rồi “có bệnh thì vái tứ phương”, ai nói gì chị cũng làm theo.

Hải là đứa bé rất ham học, ham tìm hiểu, những khi lên viện bé thường xin mẹ mua sách, báo để đọc. Hải chia sẻ: “Con mới vào lớp 2 được 1 tuần thì phải nghỉ học để đi nằm viện. Bây giờ con 10 tuổi, bạn con đã  học lớp 5 hết rồi. Thế nhưng, nếu khỏe lại, con sẽ xin cô học lại lớp 2, con nhớ trường, nhớ bạn lắm, bạn con quen nhìn thấy con như vậy rồi nên không sợ con nữa đâu”, nói đến đây Hải giả vờ kêu buồn ngủ, rồi xoay người qua hướng khác vì bé không muốn mẹ buồn khi thấy mình khóc.


Với chị Sửu, con chị cũng như bao đứa trẻ khác, cũng rất đẹp, rất hồn nhiên và có quyền được sống khỏe mạnh, vì vậy nghe ở đâu có thầy giỏi, chị đều đưa con đến trị bệnh.

Bất hạnh dường như không buông tha đứa trẻ 10 tuổi, khi Hải lại mắc chứng bệnh viêm đa dây thần kinh khiến hai chân teo tóp, tay trái co lại không vận động được. Thương đứa con bất hạnh, chị Sửu không cho phép mình yếu lòng, tối canh con nóng sốt, sáng chị cùng Hải tập vật lý trị liệu bằng cách cùng con lên xuống cầu thang, nhìn mỗi bước chân của Hải, chị Sửu càng thấy hạnh phúc.“Có lần vì không muốn tôi buồn, nên vừa thấy tôi từ xa Hải đã nói to rằng, mẹ ơi con hết rồi, mẹ nhìn con chạy nè, rồi bé chạy ào đến tôi. Nhưng nào có đến được với mẹ, nó té ngã giữa đường, những mụn nước vỡ ra chảy máu, nhưng vẫn nhìn tôi cười nói là con không đau. Lúc đó, tôi chỉ biết ôm con khóc vì tủi phận”, chị Sửu tâm sự.


Trên người Hải sẹo chồng lên sẹo, bé ít khi nào có được một giấc ngủ ngon.

Tuy cuộc sống của chị và gia đình đã đi vào bế tắc, nhưng chị chia sẻ rằng còn những bệnh viện ở Hà Nội chị chưa đến. Nếu có tiền chị hy vọng con mình sẽ được ra đó để tìm kiếm sự may mắn, mặc dù rất nhiều bác sĩ đã nói với chị rằng bệnh ly thượng bì bóng nước chỉ có thể hạn chế sự phát triển của bệnh chứ không khỏi được. Nhưng với một người mẹ ngày ngày thấy đứa con thơ bị đau đớn hành hạ, chị Sửu vẫn quyết tâm đi tìm sự hy vọng cho đứa con của mình.

Cứ mỗi tháng Hải phải đến bệnh viện ít nhất vài tuần, có khi đến 4 tháng liền với chi phí từ 10 triệu đến vài chục triệu cho một lần nhập viện. Lần này Hải nhập viện đã được 3 tuần, chị Sửu  cho biết bây giờ chi tiêu thật tiết kiệm cũng chỉ đủ đến tuần sau, nhưng bệnh của Hải đang tái phát chị cũng không biết phải làm sao. 

Bớt một chút chi tiêu để xoa dịu cho một cuộc đời, mong rằng mọi người sẽ chung tay giúp đỡ để gia đình bé Hải vượt qua khó khăn này, mọi sự giúp đỡ xin liên hệ khu C, phòng 9, bệnh viện Da liễu (số 2 Nguyễn Thông, Q.3, TP HCM), hoặc qua SĐT 01645 267294 (gặp chị Sửu).

Chùm ảnh xót xa những em bé phải lao động từ nhỏ

Mặc dù pháp luật trên toàn thế giới đều cấm lao động trẻ em, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới nhiều trẻ em trên thế giới phải lao động từ rất nhỏ.

Theo như con số thống kê của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tính tới năm 2015, toàn cầu có khoảng 168.000.000 lao động trẻ em. Trong đó có khoảng 8500 em bị ảnh hưởng sức khỏe trầm trọng do những tác hại trong công việc đem lại, hơn 5.500.000 em bị cưỡng ép làm việc, 960.000 em bị lợi dụng thân thể. Chính vì vậy, nhằm đối phó với vấn nạn này, tổ chức ILO đã ra sức kêu gọi cộng đồng quốc tế, từ góc độ quốc gia cho tới xã hội có những biện pháp cấp thiết để bảo vệ những chủ nhân của tương lai.


Hình ảnh các em bé Ấn Độ đang giúp cha mẹ mình làm thuê cho một công trình xây dựng.


Em bé người Miến Điện đang làm việc cho một mỏ khai thác than. 



Những em bé sống dựa vào bãi rác tại đất nước Campuchia.


Triều Tiên luôn là một ẩn số của thế giới, với nền kinh tế vẫn còn chậm phát triển những em bé ở đây phải lao động từ rất sớm. 



Các công nhân đặc biệt trong một khu khai thác than gỗ tại Philippines.


Một em bé người Ấn Độ đang đập phá gạch trước công trường xây dựng.


Em bé người châu Phi đang lao động trong một mỏ khai thác khoáng sản.

Em bé người Afghanistan lấy tiền công sau khi đánh xong giày cho một vị khách.


Những trẻ em Bangladesh trong một mỏ khai thác than.

Em bé người Philippines đang đi nhặt rác.


Hình ảnh một em bé Ấn Độ đang học sửa chữa ô tô. 

Hoàn cảnh xô đẩy khiến nhiều trẻ em trên toàn thế giới phải đi nhặt phế liệu sống qua ngày.



Các em phải sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn.